Tụ điện là gì ? Cấu tạo & Nguyên lý làm việc của tụ điện

Sơ lược các khái niệm về tụ điện và nguyên lý hoạt động của chúng

Tụ điện là gì – Chắc hẳn khi nói về tụ điện, ai cũng đã từng nghe qua, ít nhất cũng đã được học về tụ điện ở chương trình phổ thông. Tuy nhiên, theo thời gian cuộc sống cơm áo, gạo tiền, công việc.. khiến lượng kiến thức này đã “bay mất”. Bạn không nhớ về khái niệm, cấu tạo hay nguyên lý của nó.

Bỗng một ngày cần áp dụng vào thực tế thì lại quên đi tụ điện là gì ? Cấu tạo và hoạt động của nó ra sao ? Chính vì lẽ đó mà bài viết dưới đây Hoàng Giang Solar sẽ chia sẻ cho bạn khái niệm tụ điện là gì ? Các loại tụ điện có trên thị trường hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tụ điện là gì
Tụ điện là gì

Khái niệm tụ điện là gì

Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song và được ngăn cách bởi lớp điện môi. Sự chênh lệch điện thế giữa 2 bản cực của bề mặt tụ điện sẽ xuất hiện các điện tích có cùng điện lượng ở 2 bản cực nhưng chúng trái dấu nhau.

Tụ điện còn có tính chất cách điện 1 chiều. Nhưng nhờ nguyên lý phóng nạp nó có thể cho dòng điện xoay chiều đi qua. Tụ điện có ký hiệu là C – Capacitior và đơn vị của nó là Fara, viết tắ là F. Tụ điện được sử dụng nhiều trong các mạch điện tử như: mạch truyền tín hiệu xoay chiều; mạch lọc nguồn, lọc nhiễu hay mạch tạo dao động…

Cấu tạo của tụ điện gồm những gì

Như đã nói tụ điện có cấu tạo bởi 2 bản cực đặt song song và được ngăn cách bởi một lớp điện môi. Do đó nó cần ít nhất 2 dây dẫn điện ở 2 đầu bản cực. Thông thường dây dẫn của tụ có thể là giấy bạc, màng mỏng… và điện môi có thể là thủy tinh, mica, không khí, màng nhựa, gốm, giấy tẩm hóa chất…

Phân loại tụ điện 

Các loại tụ điện được phân loại và đặt tên dựa vào chất liệu điện môi của tụ.

Tụ điện gốm hay còn gọi là tụ đất được bao bọc bởi 1 lớp ceramic. Được bọc keo hoặc nhuộm màu giúp bảo vệ tụ sử dụng lâu hơn. Các loại gốm như: COG, X7R, Z5U thường được dùng để sản xuất loại tụ này.

Tụ điện gồm những loại nào
Tụ điện gồm những loại nào

Tụ gốm đa lớp

Loại tụ này có cấu tạo gồm nhiều lớp bản cực và được cách điện bằng gốm. Đây là loại tụ sử dụng điện áp cao và cao tầng lớ hơn các loại tụ điện thông thường từ 4 đến 5 lần.

Tụ điện giấy

Với tụ điện này thì các bản cực được làm bằng lá nhôm hay lá thiếc lát mỏng và cuộn thành vòng. Chúng được ngăn cách với nhau bằng điện môi là giấy được tẩm dầu.

Tụ điện mica màng mỏng

Lớp điện môi của loại tụ này là nhựa nhân tạo có kết cấu mỏng như: polycarrbonate, polyester hay milar.

Tụ bạc

Đây là loại tụ sử dụng cho các mạch cao tần vì nó có điện dung từ vài pF đến vài nF. Các bàn cực được làm bằng bạc nên đây là loại tụ được xem là “nặng nhất” trong các loại tụ điện khác.

Tụ siêu hóa

Là loại tụ dùng dung môi hóa học ở nhóm hiếm nhằm giúp nó có trị số lớn. Giúp nó có thể dùng như một nguồn pin giúp các mạch đồng hồ hoặc vi xử lý hoạt động liên tục lên đến hàng F.

Tụ hóa sinh

Loại tụ này được sử dụng thay thế cho pin vì nó có tác dụng lưu trữ điện năng siêu lớn. Có thể sử dụng cho các thiết bị điện tử, di động.

Tụ xoay và tụ vi chỉnh

Đây là loại tụ điện có giá trị rất nhỏ nhưng nó có thể xoay để đổi giá trị của điện dung. Được sử dụng trong các mạch radio giúp người sử dụng có thể thay đổi đài trong khi dò (thay đổi tần số cộng hưởng).

Một số công dụng của tụ điện là gì
Một số công dụng của tụ điện là gì

Công dụng của tụ điện

Các tụ điện tuy sử dụng các loại dung môi và các bảng cực khác nhau. Nhưng nhìn chung tụ điện có 4 loại công dụng chính sau đây:

Khả năng lưu trữ năng lượng điện khá giống với bình ác-quy. Nhưng ưu điểm của nó là không làm tiêu hao năng lượng điện.

Tụ điện cho phép dòng điện xoay chiều đi qua. Từ đó nó có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Giúp hỗ trợ điện áp được lưu thông tốt hơn. Khi điện dung càng lớn (tức tần số điện xoay chiều lớn) thì dung kháng càng nhỏ.

Giúp truyền tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế. Vì nguyên lý hoạt động của tụ điện là khả năng nạp xả thông minh. Ngăn điện áp 1 chiều và cho phép điện áp xoay chiều lưu thông.

Tụ điện có thể lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng cách loại bỏ pha âm của tụ điện…

Phía trên là những chia sẻ về tụ điện cũng như các loại tụ điện có trên thị trường hiện nay. Cấu tạo và công dụng của các loại tụ điện. Hy vọng, bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích về tụ điện dành cho bạn.

The post Tụ điện là gì ? Cấu tạo & Nguyên lý làm việc của tụ điện appeared first on Hoàng Giang Solar.



Trích nguồn từ Trương Khánh Hùng Chi tiết bài viết tại link https://hoanggiangsolar.com/tu-dien-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thợ sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời HCM

Vôn kế là gì

Mạng xã hội Hoàng Giang Solar